Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Trái Cacao
Nhiều người vẫn chưa biết trái cacao ăn như thế nào nên còn e dè chưa mua về thưởng thức. Hãy cùng Vianacacao tìm hiểu cách ăn ca cao và những thông tin thú vị xung quanh loại quả này qua bài viết sau nhé.
Trái Ca cao trồng nhiều ở đâu?
Mặc dù các quốc gia trên đứng đầu về sản lượng trồng và xuất khẩu ca cao, nhưng những nước sở hữu thương hiệu ca cao thành phẩm (bột ca cao, socola…) nổi tiếng thế giới lại là các nước châu Âu có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hàm lượng dinh dưỡng, quy trình sản xuất và quy cách thành phẩm như Bỉ, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Đức…
Tại Việt Nam, ca cao cũng được trồng nhiều ở Tây Nguyên và một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ… Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn khá nhỏ lẻ.
Trái cacao ăn như thế nào?
Trái cacao ăn như thế nào là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Bởi lẽ, với vai trò là loại quả tươi thì ca cao còn khá xa lạ với người dân Việt. Sau đây là 2 cách ăn trái ca cao tươi thường thấy ở Việt Nam.
Cách làm ca cao dầm đá:
- Cắt ngang quả ca cao.
- Lấy phần hạt và thịt quả trộn với đá bào và đường.
- Cho thêm sữa đặc vào nếu thích vị béo hơn.
- Trộn đều lên và thưởng thức.
Lưu ý chỉ ăn phần cơm ngọt, dai bên ngoài hạt, còn phần hạt thì bỏ.
Cách làm ca cao trái cây dầm:
- Cắt ngang quả ca cao.
- Lấy phần hạt và thịt quả.
- Cắt nhỏ các loại trái cây ăn kèm như xoài, mít, thanh long, dưa hấu…
- Cho ca cao, trái cây ra tô, thêm sữa đặc và đường rồi trộn đều lên và thưởng thức.
Ngoài ăn trực tiếp trái ca cao khi còn tươi, người ta còn dùng ca cao để sản xuất bột ca cao. Bột ca cao thường được dùng để làm socola, các loại bánh kẹo, thức uống đa dạng như bánh flan ca cao, bánh brownies, bánh bông lan ca cao, bánh muffin ca cao, bánh quy ca cao, biscotti hạnh nhân ca cao, ca cao nóng kem tươi, chocolate truffle sữa đặc, cacao nước cốt dừa, pancake cacao, kem ca cao, thạch rau câu ca cao, sữa chua ca cao, trà sữa ca cao, ca cao sữa đá, socola tươi…