Close

Activities

Câu chuyện Vinacacao tại Hội Thảo “Thách Thức Quản Trị Doanh Nghiêp”

   Ông Trần Văn Liêng – Tổng giám đốc Công ty cổ phần cacao Việt Nam (Vinacacao) cho biết, doanh nghiệp của ông từng chật vật, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản vì không vượt qua được những thách thức thời đó.

Nhiều điều luật, nghị định, quy định chồng chéo làm khó doanh nghiệp, mà chỉ có trải nghiệm thực tế, mới thấm, mới hiểu vì sao nhiều DN nội địa khó vươn lên…

Cacao Việt Nam

Cacao Việt Nam

Câu chuyện từ Vinacacao

logo-vinacacao

   Câu chuyện của ông chủ Vinacacao làm nóng buổi tọa đàm bằng những trải nghiệm thực tế ông va đập trong suốt 9 năm qua, có những lúc tưởng chừng thất bại, đối diện nguy cơ bị thu hồi sản phẩm.

Ông cho rằng, hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn, thậm chí lớn nhất từ trước đến nay, đó là xử lý các vấn đề liên quan đến… thủ tục. Một thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, hiện Việt Nam có 5.717 các thủ tục, điều kiện kinh doanh khiến doanh nghiệp chịu nhiều gánh nặng.

Trong khi đó, ông Liêng dẫn ra con số có 68% ông chủ quản lý các doanh nghiệp ở khu vực phía Nam chưa học qua lớp 12, không có bằng đại học, nhưng họ nắm 40% tài sản của khối các doanh nghiệp tại đây.

Một CEO nước ngoài khi đàm phán thường có một luật sư đi kèm, cũng bởi họ soi vào yếu tố lợi nhuận và tính pháp lý của hợp đồng, điều này đem lại sự an toàn của DN

Nếu đặt hai số liệu này bên cạnh nhau có thể thấy, điều kiện kinh doanh thì nhiều, trong khi các ông chủ doanh nghiệp chưa trang bị đầy đủ kiến thức, nên họ gặp khó khăn là dễ hiểu, loay hoay trong xử lý làm mất cơ hội kinh doanh.

Đúc kết từ kinh nghiệm bản thân, ông Trần Văn Liêng cho rằng, có hai thách thức chính mà DN Việt đối mặt trong vấn đề quản trị, đó là thách thức vĩ mô và vi mô. DN Việt Nam thành lập và vận hành trong môi trường chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoại vi, khiến DN rất khó khăn để đứng vững.

Bản thân Vincacao đã từng đứng trước nguy cơ bị thu hồi sản phẩm, thậm chí có người nâng cao quan điểm là sẽ bị xử lý hình sự vì làm hàng giả khi có một sản phẩm bị cáo buộc tất cả các chỉ tiêu chất lượng đều không đạt.

“Chúng tôi bị khủng hoảng và lao đao thực sự, dù luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường. Khi đưa sản phẩm này đến một cơ quan giám định khác, tất cả các tiêu chuẩn đều đạt. Nếu không có cơ quan giám định trung lập, chúng tôi sẽ thất bại”, ông chia sẻ.

Cụ thể hơn về câu chuyện của Vincacao, ông nói: “Thách thức của DN ở đây nằm ở cách giải thích các quy định pháp luật. Chúng tôi mất gần 10 năm để nhận ra rằng, cách giải thích của một nhân viên công quyền có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp ra sao”.

Nhiều điều luật, nghị định, quy định chồng chéo làm khó doanh nghiệp. Vượt qua những thách thức này luôn là bài toán khốn khổ của các ông chủ. Sự không thống nhất trong quy định/định nghĩa đã và sẽ khiến DN “mắc cạn” khi muốn vươn mình.

Bài học xương máu được ông chủ Vinacacao chia sẻ là Công ty sản xuất 6 sản phẩm socola trên cùng một dây chuyền, nhưng có 3 sản phẩm được chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, còn 3 sản phẩm không được chứng nhận chỉ bởi… “nộp thủ tục trễ 3 tuần”.

Điều này trở thành mối nguy hiểm cho DN khi ra thị trường quốc tế, bởi các đối tác nghi ngờ về sản phẩm tiền hậu bất nhất, khi cùng một nhà máy, cùng một dây chuyền sản xuất mà có loại đạt chất lượng, có loại không.

“Nộp thủ tục trễ 3 tuần” khiến sản phẩm của Vincacao không được công nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đó là giải thích của hai đội cấp phép tại TP.HCM cho ông Liêng, chứ không phải vì chất lượng sản phẩm, nguyên liệu hay quy trình sản xuất.

“Hàng ngàn doanh nghiệp ở phía Nam cũng gặp vấn đề tương tự, cách giải thích của nhân viên thụ lý hồ sơ sẽ tác động trực tiếp đến tương lai DN theo những phán xét dạng này”, ông Liêng nói.

Một nội dung khác trong câu chuyện quản trị DN là các thay đổi về chính sách kinh tế, mà trực tiếp nhất là chính sách về lãi suất ngân hàng.

Trong góc nhìn của doanh nhân Trần Văn Liêng, việc người Việt Nam được thế giới đánh giá là thông minh, cần cù, giỏi và trẻ nhưng năng suất lao động thấp, thậm chí chỉ tương đương với 2 nước Lào và Campuchia là điều đáng tiếc

Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ lan sang nhiều quốc gia, khiến lãi suất ngân hàng tại Việt Nam tăng vọt lên 17%/năm, thậm chí lên 21%/năm trong một giai đoạn, trở thành thách thức quá lớn đối với sự tồn vong của DN.

Mức lãi suất ngân hàng Việt Nam thời đó cao hơn hẳn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Philippines…, cao nhất cũng chỉ khoảng 8%/năm.

“Chúng tôi trải qua thời kỳ tăm tối kéo dài từ 2008 đến 2013, có rất nhiều doanh nghiệp chật vật, thậm chí phá sản. Để vượt qua, chúng tôi phải họp cổ đông tăng vốn, lấy tiền tiết kiệm, tài sản cá nhân để đổ vào DN, cùng chia sẻ nguồn vốn với nhau. Vượt qua được cú sốc về chính sách tài chính là thách thức lớn nhất mà hàng ngàn DN phải nếm trải”, lãnh đạo Vinacacao giãi bày.

Vượt qua những thách thức của quản trị DN, Vinacacao đã có những bước phát triển đột phá sau 10 năm thành lập. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở các siêu thị lớn trên toàn quốc và hiện Vinacacao giữ tỷ lệ 40% sản phẩm tiêu thụ nội địa và 60% xuất khẩu. Mang thương hiệu made in Việt Nam, các sản phẩm socola của Công ty đã chinh phục nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, Trung Quốc…

Vượt qua thách thức – cốt lõi ở sự nhạy bén và cách sử dụng nhân sự

Cũng chia sẻ về thách thức trong quản trị doanh nghiệp, TS. Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Tập đoàn Long Biên cho biết, hầu hết DN phản ứng chậm vì không lập kế hoạch chiến lược nên trong quá trình hội nhập xảy ra vấn đề thường không xử lý nhanh.

Quản trị rủi ro về tài chính, pháp lý là kỹ năng quan trọng nhất mà các ông chủ DN cần phải có. Chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế, ông Thuận cho biết, khi đảm nhận vị trí tổng giám đốc ở một công ty quân đội, có một DN đề nghị nhập khẩu đồng từ Venezula về với lợi nhuật 40%, nhưng ông đã không đồng ý.

Lý do: Khi lợi nhuận quá cao mà nhập khẩu dễ như vậy dễ xảy ra vấn đề chiếm dụng vốn, hoặc có rủi ro về khách hàng. Quyết định ấy của ông đã giúp Công ty tránh được rủi ro, khi mà 5 cộng sự của ông vì tiếc rẻ món đầu tư 100 tỷ đồng, lãi 40 tỷ đồng đó đã dẫn đến kết quả mất nhà, tay trắng.

“Không chỉ yếu tố rủi ro tài chính, mà còn phải có kỹ năng nhận biết khách hàng. Một CEO nước ngoài khi đàm phán thường có một luật sư đi kèm, cũng bởi họ soi vào yếu tố lợi nhuận và tính pháp lý của hợp đồng, điều này đem lại sự an toàn của DN”, ông Thuận nhìn nhận.

Nếu không quản trị rủi ro tốt, thất bại rất dễ xảy ra, đó là bài học nhãn tiền nhiều ông chủ gặp phải. Nhưng một câu chuyện cần lưu ý hơn bên cạnh những thách thức là vấn đề quản trị nhân sự, đào tạo nhân tài. Xử lý tốt bài toán này DN sẽ có sức bật nội lực.

Chủ tịch Tập đoàn Long Biên cho hay, khi các DN FDI vào Việt Nam thu hút nhiều nhân sự Việt tài năng, trong khi các DN Việt không tận dụng được. Cần đặt đúng vị trí và khai thác thế mạnh của mỗi cá nhân, DN sẽ mạnh.

“Tôi tiếp quản Tổng công ty Kinh tế công nghiệp Quốc phòng khi tổng tài sản Công ty có 60 tỷ đồng. Sau 10 năm, tôi bàn giao cho người kế nhiệm với tài sản 8.500 tỷ đồng. Tôi vẫn giữ nguyên hệ thống nhân sự có sẵn, chỉ là sắp xếp, thay đổi một số vị trí để họ phát huy năng lực tối đa”, ông Thuận chia sẻ.

Theo ông Thuận, DN nào quan tâm sử dụng cán bộ tốt, mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ có năng lực sẽ sớm đến đích thành công.

Trong góc nhìn của doanh nhân Trần Văn Liêng, việc người Việt Nam được thế giới đánh giá là thông minh, cần cù, giỏi và trẻ nhưng năng suất lao động thấp, thậm chí chỉ tương đương với 2 nước Lào và Campuchia là điều đáng tiếc.

Thực tế này do quản trị nhân sự của các DN còn kém hiệu quả, cải thiện năng suất lao động là vấn đề sống còn với các DN. DN Việt Nam nếu trang bị đủ những kiến thức về quản trị, chắc chắn sẽ phát triển hiệu quả và bền vững hơn.

*Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn